Nhà tù Côn Đảo là một di tích lịch sử được nhắc đến như địa ngục trần gian với những tội ác kinh hoàng mà thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra. Đây là nơi hằn sâu ký ức khổ đau của 20 ngàn chiến sĩ Cách mạng, bị tra tấn đày đọa dã man trong những năm tháng chiến tranh đầy gian khó. Cùng Nụ Cười Mê Kông giải mã những bí ẩn đáng sợ tại nhà tù Côn Đảo nhé. 

Vài nét về Nhà Tù Côn Đảo – Vết tích lịch sử đau thương

Nhà Tù Côn Đảo tọa lạc ở đâu?

Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo nằm tại huyện Côn Đảo, Bà Rịa, Vũng Tàu. Hệ thống nhà tù và vô số nghĩa trang nằm rải rác tại nhà tù Côn Đảo. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng nhà tù này vào di tích quốc gia với 17 khu di tích thành phần. 
Nhà Tù Côn Đảo - Vết tích lịch sử đau thương
Nhà Tù Côn Đảo – Vết tích lịch sử đau thương

Vén màn lịch sử đau thương tại chuồng cọp – nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo được xây dựng khi nào?

Vào ngày 28/11/1861 là khởi nguồn bắt đầu hơn một thế kỷ ngục tù của những người chiến sĩ Cách mạng tại Côn Đảo. Ở nơi đây, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xây dựng 504 phòng giam biệt lập với hàng trăm loại hình tra tấn khác nhau. Vào năm 1975 sau khi giải phóng miền Nam thống nhất hai miền đất nước, chính quyền đã cho giải thể tất cả chức năng của hệ thống nhà tù này. 
Ý chí kiên cường bất khuất của người lính Việt Nam
Lịch sử nhà tù Côn Đảo

Ý chí kiên cường bất khuất của người lính Việt Nam

Dẫu cho có phải chịu đựng hàng trăm cảnh tù đày, đau đớn đến xương tủy những người chiến sĩ cách mạng vẫn luôn hừng hực một lòng yêu nước, nhất quyết không chịu đầu hàng kẻ thù. Dù trong hoàn cảnh khốn cùng ấy, họ đã tận dụng và biến nơi “nghĩa địa chết chóc” thành trường học cách mạng. Nhờ đó, nhiều chiến sĩ cách mạng đã dần trưởng thành và lãnh đạo nhiều cuộc nổi dậy ở nhà tù. 

Giải mã cái tên “Địa ngục trần gian” của nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo hiện nay là địa điểm tham quan, di tích lịch sử sống động mà nhất định bạn phải ghé thăm. Ai đã từng một lần đến đây đều rợn tóc gáy khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh, dụng cụ tra tấn man rợ của quân xâm lược với các đấng anh hùng dân tộc. Nhà tù có cả một hệ thống nhà tù rải rác trong thị trấn, mỗi nơi đều là một địa ngục, mồ chôn xác sống. 
Giải mã cái tên “Địa ngục trần gian” của nhà tù Côn Đảo
Giải mã cái tên “Địa ngục trần gian” của nhà tù Côn Đảo

Hệ thống trại giam tại nhà tù Côn Đảo

Trại Phú Hải

Trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1862 và hoàn thiện vào những năm 1896. Nơi đây có nhiều phòng giam đặc biệt và khu lao động khổ sai để tra tấn phạm nhân. Phú Hải có 33 phòng giam và chúng được chia thành hai dãy. Mỗi bên năm phòng. Nối qua hai dãy này gồm 20 hầm đá/ 20 phòng giam với nhiều lính canh.
Trại Phú Hải
Trại Phú Hải
Thực dân Pháp còn cho xây dựng giảng đường, bệnh xá, căng tin, … để che đậy tội ác của chúng. 

Trại Phú Sơn

Trại Phú Sơn hay được gọi với cái tên là Trại Nhân Vị. Trại này được xây dựng vào năm 1916, có cùng kiểu thiết kế với trại Phú Hải. Nhưng phòng giam đồ sộ, kiên cố và nhiều phòng riêng hơn. 
Trại Phú Sơn
Trại Phú Sơn

Trại Phú Thọ (Biệt Lập Chuồng Gà)

Trại Phú Thọ được xây dựng vào năm 1928. Nó có diện tích lên đến 12.700m2. Diện tích mỗi phòng giam khoảng 1.200m2. 
Trại Phú Thọ (Biệt Lập Chuồng Gà)
Trại Phú Thọ (Biệt Lập Chuồng Gà)
Thời Pháp thuộc, trại này có 3 phòng giam, 2 phòng giam tập thể và 1 dãy cách ly. Sau năm 1945, trại giam chuyển sang 2 dãy phòng giam. Đến thời đế quốc Mỹ, nhà tù xây thêm hai phòng giam sau bệnh xá (số 9 và 10). 

Trại Phú Tường

Trại giam Phú Tường gồm 8 phòng giam, chia 2 dãy. Phòng giam tập thể có diện tích chỉ 962m2 với tổng diện tích khoảng 5.804m2. Ở đây, tù nhân bị giam giữ bằng dây thép gai và bao kín bởi bốn bức tường đá. Chúng lột sạch quần áo và phơi nắng, phơi mưa cho đến khi tử tù không chịu nổi và ra đi. 
Trại Phú Tường
Trại Phú Tường

Nữ chiến sĩ hi sinh anh dũng

Đặc biệt ở trại giam này có một nữ tù nhân – chị Nguyễn Thị Bé. Chị đã dùng dao lam tự mổ bụng mình và ném một đoạn ruột vào mặt tên Đại úy Nguyễn Phúc Trân để phản kháng những hình thức tra tấn tàn nhẫn, man rợ ở đây. Khi được tận mắt chứng kiến hành vi tra tấn dã man và câu chuyện của vị nữ tù nhân, nhiều du khách không khỏi cảm thấy xót thương cho cảnh đời đau đớn của chị và căm ghét thực dân tận xương tủy. 

Chuồng Cọp Pháp

Chuồng cọp Pháp được coi là một trong hành vi tra tấn tàn ác nhất tại nhà tù Côn Đảo. Phòng giam ở chuồng Cọp là hệ thống thiết kế cầu kỳ nhất với tổng diện tích là 5.475m2. Diện tích phòng giam là 1.408m2 và mỗi phòng giam có kích thước rất hẹp chỉ 1,45m x 2,5 m.
Chuồng Cọp Pháp
Chuồng Cọp Pháp
Chuồng cọp chia làm 2 khu, 20 chuồng cọp chia thành 2 dãy. Phía trên chuồng cọp thiết kế những song sắt chắc chắn và khu vực hành lang để gác ngục từ trên cao quan sát tù nhân. Ở đây, các chiến sĩ bị tra tấn bằng hình thức rắc vôi đổ nước, và bị những cây gậy nhọn đâm qua song vô cùng tàn bạo.

Trại Phú Phong

Trại giam Phú Phong là khu trại số 5 của nhà tù Côn Đảo. Được xây dựng vào năm 1962, trại có 12 phòng giam, 3 nhà bếp chia thành 3 dãy với tổng diện tích 3.594m2. Hệ thống phòng giam rộng khoảng 1.400m2. Nhà tù này là nơi giam giữ 36 tù nhân nữ. Đây cũng chính là nơi nhiều cuộc đàn áp của địch nổ ra nhất. 
Trại Phú Phong
Trại Phú Phong

Trại Phú An

Trại giam Phú An hay còn gọi là trại số 6. Trại giam này có hệ thống gồm 20 phòng giam, 4 xà lim và mái được đổ bê tông vì thế nên nhiều tù nhân đã không thể chịu nổi cái nóng thiêu cháy ở Côn Đảo. Nhà tù số 6 này chuyên dùng để giam giữ những tử tù chưa thi hành án (câu lưu, hồi cứu) và tù nhân chính trị. Ở đây, đế quốc Mỹ thành lập các Tiểu đoàn tâm lý chiến khóa I với mục đích tẩy não những tù nhân chính trị nhưng không thành. 
Trại Phú An
Trại Phú An
Cũng chính ở nơi này, Đảng bộ được thành lập mang tên chiến sĩ Lưu Chí Hiếu vào ngày 3/02/1972. Tổ chức này nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất chính là chiến dịch tuyệt thực 19 ngày.

Trại Phú Bình – Chuồng Cọp kiểu Mỹ

Chuồng cọp kiểu Mỹ chính là trại giam Phú Bình. Ở đây chia làm 4 khu và mỗi khu 2 dãy với tổng số 96 phòng giam cách biệt. Cả trại giam có tổng diện tích lên đến 25.768m2. Với khoảng không gian mỗi phòng chỉ vỏn vẹn 5m2 mà chứa đến tận 8 – 10 người. Người và phân, nước tiểu nằm chồng đống lên nhau. Đây cũng được coi là một trong những hình thức hành hạ tàn nhẫn nhất mà tù nhân phải chịu.
Ngoài ra, Phú Bình cũng là nơi diễn ra cuộc giải phóng Côn Đảo với quy mô lớn vào năm 1975. 
Trại Phú Bình – Chuồng Cọp kiểu Mỹ
Trại Phú Bình – Chuồng Cọp kiểu Mỹ

Trại Phú Hưng

Nhà tù Phú Hưng hay còn gọi là trại Số 8. Được xây dựng vào năm 1971 là nơi giam cầm những chiến sĩ yêu nước, chống chào cờ. Phú Hưng có 20 phòng giam, diện tích 115m2 mỗi phòng. Tổng diện tích trại giam 26.200m2. Trại giam này giam giữ lên tới 1.500 tù nhân và liên tục bị đàn áp để xóa bỏ lập trường chính trị của tù nhân Côn Đảo.
Trại Phú Hưng
Trại Phú Hưng

Khu biệt lập Chuồng Bò

Khu biệt lập Chuồng Bò hay còn được gọi với cái tên An Ninh Chuồng Bò. Khu này này được xây dựng từ năm 1876 nhưng đến 1930 được dùng làm trại giam. Đây là nơi giam giữ những nữ tù tại nhà tù Côn Đảo. Nó được mở rộng với 2 chuồng nhốt bò, 9 phòng biệt giam. Bên cạnh đó còn có 24 hốc chứa heo. Tổng diện tích khoảng 4.410m2.
Khu biệt lập Chuồng Bò
Khu biệt lập Chuồng Bò

Các Sở Tù – Nhà tù Côn Đảo

Ở nhà tù Côn Đảo còn xây dựng các sở tù để phục vụ các nhu cầu của quân địch. 18 sở tù đã được hoạt động để du khách có thể tới tham quan, tìm hiểu. Bạn hoàn toàn có thể đến khám phá các sở tù có thể kể đến như sở lưới, sở rẫy ông lớn, sở ruộng, sở làm đá, sở kéo cây, sở rẫy an hải, sở lò gạch, sở lò vôi, sở muối, sở chuồng bò, sở bàn ghế, sở tiêu, sở cỏ ống, sở hòa ni, sở bông hồng, sở vệ sinh, vv. 
Mỗi sở tù đều mang một nhiệm vụ khác nhau từ phục vụ đời sống của địch, đời sống của người tù.
Các Sở Tù - Nhà tù Côn Đảo
Các Sở Tù – Nhà tù Côn Đảo

Nhà Chúa Đảo

Trên hành trình dài khám phá nhà tù Côn Đảo, cuối cùng ta kể đến Nhà Chúa Đảo hay còn gọi là Dinh Chúa Đảo. Chúa Đảo được hình thành và xây dựng vào khoảng năm 1862 – 1876. Tổng diện tích của Dinh chúa vô cùng lớn khoảng 17.000m2 và phân chia rõ ràng thành từng khu vực. Bao gồm khu nhà chính, nhà phụ và khu sân vườn. Tồn tại được 113 năm với tổng số lên tới 53 thế hệ. Thời thuộc địa Pháp có 39 chúa đảo và thời Mỹ – Ngụy có 14 chúa đảo.
Nhà Chúa Đảo
Nhà Chúa Đảo

Cách di chuyển đến nhà tù Côn Đảo

Để di chuyển đến nhà tù Côn Đảo rất dễ dàng. Nếu bạn xuất phát từ chợ Côn Đảo, bạn chỉ cần đi thẳng rẽ trái và đi hết đường Trần Phú. Khi thấy ngã tư bạn hãy rẽ phải, sau đó đi thẳng 1 đoạn, rẽ trái và đi hết đường Nguyễn Huệ. Cuối cùng, bạn chỉ cần rẽ sang đường Nguyễn Chí Thanh là đã đến được nhà tù Côn Đảo.
Cách di chuyển đến nhà tù Côn Đảo
Cách di chuyển đến nhà tù Côn Đảo

Giá vé và những lưu ý khi tham quan nhà tù Côn Đảo 2024

Thời gian mở cửa và giá vé tham quan di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo

  • Thời gian: Sáng từ 7h00 đến 11h, chiều từ 13h30 đến 17h30
  • Từ thứ 2 đến Chủ nhật
  • Vé vào cửa: 40.000VNĐ/ người

Những lưu ý khác

Bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự để thể hiện sự thành kính, tôn trọng. Bởi nơi đây là nơi lịch sử tâm linh, nhiều chiến sĩ Cách mạng đã đổ máu và hy sinh tại đây. Ngoài ra, bạn nên cười nói nhẹ nhàng, vừa đủ nghe. Đặc biệt, chú ý lắng nghe những điều hướng dẫn viên tưởng thuật để thấu hiểu, đồng cảm và tri âm sự hy sinh thầm lặng lớn lao của người anh hùng áo vải năm xưa.

Những lưu ý khi tham quan nhà tù Côn Đảo 
Những lưu ý khi tham quan nhà tù Côn Đảo
Mặc dù chiến tranh đã đi xa, nhưng những dấu tích, đau khổ mà những chiến sĩ phải trải qua vẫn in sâu nơi đó. Nụ Cười Mê Kông mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những hiểu biết về nhà tù Côn Đảo. Từ đó, đồng cảm và biết ơn sâu sắc sự hy sinh thầm lặng của ông cha ta trong những tháng năm đấu tranh đầy gian khổ. 
Đánh giá post