Dinh Chúa Đảo là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ghé thăm khi đến với Côn Đảo. Đây là nơi ở của nhiều đời Chúa Đảo – những tên tàn ác, dã man, đứng đầu bộ máy cai trị của Côn Đảo thời chiến tranh. Nếu du khách muốn tìm hiểu thêm về quá trình giữ nước hào hùng của ông cha ta thuở trước thì đừng quên ghé tham quan địa điểm mà này nhé! Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Nụ Cười Mê Kông tổng hợp được về Dinh Chúa Đảo.

Giới thiệu về Dinh Chúa Đảo

Dinh nằm ở đâu?

Vị trí Dinh Chúa Đảo trên bản đồ Côn Đảo
Vị trí Dinh Chúa Đảo trên bản đồ Côn Đảo
Địa chỉ: Xã Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dinh chúa Đảo hay Dinh ông lớn hoặc Dinh tỉnh trưởng, là nơi ở và làm việc của các chúa Đảo”, là cơ quan đầu não của hệ thống nhà tù Côn Đảo thời xưa. Đây cũng là nơi phát ra các mệnh lệnh, thủ đoạn, âm mưu của kẻ địch với mục đích đày ải và tiêu diệt tù nhân.
Phía trước Dinh là đường Tôn Đức Thắng, đây là một trong những trục đường chính của Côn Đảo. Đặc biệt, hàng cây cổ thụ lâu năm trước Dinh khiến cho đoạn đường nơi đây trở thành đường đẹp và đắt giá nhất Côn Đảo.

Lịch sử hình thành Dinh

Dinh Chúa Đảo Côn Đảo được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1862 và hoàn thành vào năm 1876. Dinh trải qua 53 đời chúa đảo trong suốt 113 năm (1862 – 1975), trong đó gồm 39 chúa dưới thời Pháp thuộc, 14 chúa dưới thời Mỹ. Nơi đây sở hữu không gian cổ kính, phong cách thiết kế mang đậm lối kiến trúc truyền thống của Pháp và hiện tại vẫn còn giữ nguyên những hiện vật xưa.
tổng thể khu dinh chúa đảo
Diện tích của Dinh Chúa Đảo rất lớn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các Chúa Đảo thời bấy giờ
Tổng diện tích của Dinh lên đến 1,86 hecta, bao gồm tòa nhà chính, các gian nhà phụ, sân vườn, cổng chính nhìn thẳng ra khu vực Cầu Tàu… Có thể nói, đây là một di tích lịch sử tố cáo tội ác, sự tàn bạo, dã man của thực dân Pháp thời bấy giờ.
Trong số những chúa đảo tại đây, có một số tên cực kỳ tàn ác và man rợ. Đặc biệt, chúa đảo Andouard trong thời Pháp là một tên khét tiếng nhất trong thời kỳ đó. Những tên này đã tạo ra một “địa ngục trần gian” tại Côn Đảo. Sau đó, chính những người tù đã trừng trị tên chúa Đảo này tại Dinh vào năm 1919.
Vào thời Mỹ Ngụy thì tên Nguyễn Văn Vệ là đại diện tiêu biểu cho sự thâm độc và tàn bạo với sự kiện Chuồng Cọp 1970. Cuộc sống xa hoa của giới cai trị trong Dinh luôn đối lập với sự khắc nghiệt, gian khổ của các tù nhân. Tại Dinh thường xuyên có hàng chục tù nhân phải làm những việc khổ sai để phục dịch sinh hoạt của chúa đảo.
Dinh cũng là nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của Côn Đảo vào năm 1945. Kể từ ngày Côn Đảo giải phóng (1975) Dinh Chúa Đảo được dùng để làm bảo tàng di tích lịch sử và văn hóa.
Tham quan Dinh chúa đảo ở côn đảo
Hiện nay, Dinh Chúa Đảo là nơi lưu giữ hiện vật chiến tranh tại Côn Đảo

Các khu trưng bày trong Dinh Chúa đảo

Sau ngày giải phóng, Ban Quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo sử dụng Dinh làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:
  • Chủ đề 1: Côn Đảo – đất nước – con người
  • Chủ đề 2: Côn Đảo – địa ngục trần gian
  • Chủ đề 3: Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng
  • Chủ đề 4: Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam
HIện vật trong Dinh Chúa Đảo vẫn còn giữ nguyên vẹn đến nay
HIện vật trong Dinh Chúa Đảo vẫn còn giữ nguyên vẹn đến nay
Ngoài 4 chủ đề nói trên, phòng trưng bày còn có một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến năm 1916. Với gần 700 hiện vật, hình ảnh, phòng trưng bày đã truyền tải bằng chứng đích thực nhất đến người dân về cuộc chiến chống quân xâm lược. Tính từ năm 2000 đến nay, nhà trưng bày đã sưu tầm được: 6.074 hồ sơ của tù chính trị Côn Đảo qua các thời kỳ (trong đó có 4.774 hồ sơ kèm ảnh chân dung); 542 tư liệu ảnh và giấy; 266 hiện vật thể khối.
Những hình ảnh và hiện vật tái hiện sự hy sinh mất mát, về tội ác của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã gây ra cho các thế hệ người Việt yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù tại Côn Đảo.
Hình ảnh trưng bày trong Dinh Chúa Đảo
Hình ảnh trưng bày trong Dinh Chúa Đảo

Giá vé tham quan

Dinh Chúa Đảo là một điểm tham quan có thu phí, du khách có thể mua vé tại Bảo tàng Côn Đảo gần đó. Có hai loại vé 4 điểm và 5 điểm tham quan như sau:
  • Vé tham quan di tích: 40.000đ/người/lượt
    • Cụm 1: Dinh Chúa Đảo
    • Cụm 2: Di tích Nhà tù Phú Hải
    • Cụm 3: Di tích Chuồng cọp Pháp
    • Cụm 4: Di tích Chuồng cọp Mỹ
  • Vé tham quan di tích và bảo tàng: 50.000đ/ người/ lượt
    • Cụm 1: Bảo tàng Côn Đảo
    • Cụm 2: Dinh Chúa Đảo
    • Cụm 3: Di tích Nhà tù Phú Hải
    • Cụm 4: Di tích Chuồng cọp Pháp
    • Cụm 5: Di tích Chuồng cọp Mỹ

Cách di chuyển đến Dinh Chúa Đảo

Nếu bạn là du khách phương xa đến từ miền Bắc hoặc miền Trung Việt Nam, có thể lựa chọn máy bay để di chuyển đến Côn Đảo. Hiện nay, các hãng bay có khi thác các tuyến đường từ những thành phố lớn đến Côn Đảo như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Vinh…
Cách di chuyển đến Dinh tại Côn Đảo
Du khách có thể đi bằng máy bay đến với Côn Đảo
Sân bay cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng gần 20km, du khách có thể lựa chọn taxi, xe máy, xe điện để đến khu lưu trú và từ đó di chuyển đến Dinh Chúa Đảo.
Ngoài ra, có rất nhiều du khách chọn di chuyển bằng tàu cao tốc  đến bến cảng Bến Đầm Côn Đảo. Hiện tại, các tuyến cao tốc đến Côn Đảo bao gồm:
  • Cảng Cầu Đá (Vũng Tàu) – Côn Đảo
  • Bến Ninh Kiều (Cần Thơ) – Côn Đảo
  • Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) – Côn Đảo
  • Bến Bạch Đằng (Thành phố Hồ Chí Minh) – Côn Đảo
Cách di chuyển đến dinh chúa đảo côn đảo
Ngoài máy bay, du khách còn có thể đi bằng tàu cao tốc để đến Côn Đảo
Khi đến Côn Đảo, du khách có thể di chuyển đến các địa điểm du lịch bằng taxi có giá khoảng 12.000đ/km, xe điện 20.000đ/giờ hoặc thuê ô tô, xe máy riêng. Tùy thuộc vào số người đi và nhu cầu di chuyển mà du khách có thể lựa chọn phương tiện phù hợp nhất cho chuyến hành trình của mình.

 Nên tham quan vào thời điểm nào trong năm?

Theo kinh nghiệm du lịch Côn Đảo, du khách có thể đến thăm quan Dinh Chúa Đảo vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là khoảng tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau. Giai đoạn này, Côn Đảo bước vào mùa khô nên sẽ nhiều nắng và khá khô ráo, rất thích hợp cho du khách tham quan và khám phá Côn Đảo.
Còn nếu bạn là người thích thời tiết mát mẻ thì có thể đến Dinh Chúa Đảo Côn Đảo từ tháng 5 đến tháng 11. Tuy nhiên, tại thời điểm này thường có các cơn mưa rào bất chợt, có thể làm ảnh hưởng đến chuyến đi.
Thời điểm thích hợp ttham quan côn đảo
Thời tiết và khí hậu tại Côn Đảo khá dễ chịu, du khách có thể ghé thăm Dinh Chúa Đảo vào bất kỳ thời điểm nào trong năm

Lưu ý khi tham quan Dinh Chúa Đảo Côn Đảo

Các chuyến du lịch đến Côn Đảo và đặc biệt là Dinh Chúa Đảo ngày càng phổ biến và được nhiều du khách cả nước yêu thích. Vì vậy, để có một hành trình khám phá thật ý nghĩa trọn vẹn thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đi Dinh Chúa Đảo:
  • Du khách cần đặt trước vé di chuyển đến Côn Đảo trước khoảng 1 tháng, tránh trường hợp đặt cận ngày không có vé làm ảnh hưởng đến kế hoạch của hành trình.
  • Nên đặt trước khách sạn trước khi đến Côn Đảo để được giá cả hợp lý và phòng đúng với ý thích.
  • Dinh Chúa Đảo là một di tích lịch sử, do đó, khi đến nơi này du khách cần lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo để phù hợp với không gian nơi này.
  • Cần chuẩn bị sẵn tiền mặt vì trên đảo chỉ có 2 cây ATM.
  • Trước chuyến đi cần theo dõi dự báo thời tiết và xem xét về địa hình địa hình để mang giày dép phù hợp, không bị ướt hoặc đau chân trong quá trình di chuyển.
  • Cần lên kế hoạch cụ thể các địa điểm nên đến tham quan và thời gian cho các chuyến đi chi tiết nhất để chủ động trong suốt hành trình và không bị bỏ sót bất cứ nơi nào.

Những địa điểm tham quan khác gần Dinh Chúa đảo

Sau khi đã thăm quan khu di tích lịch sử Dinh Chúa Đảo, du khách cũng có thể tham quan các địa điểm khác gần đó như:

Bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu là một trong những bãi tắm đẹp nhất tại Côn Đảo, cách Dinh Chúa Đảo khoảng 2km. Bãi biển này có làn nước trong xanh, cát trắng mịn và được bao quanh bởi cánh rừng nguyên sinh xanh mướt. Đặc biệt, tại đây còn có những vách đá nhô ra ngoài biển thích hợp để check in những bức ảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, những rạn san hô rực rỡ đầy màu sắc càng tô điểm cho vẻ đẹp của bãi biển Đầm Trầu.
Bãi đầm trầu côn đảo
Bãi Đầm Trầu khá gần Dinh Chúa Đảo, là một bãi biển rất đẹp tại Côn Đảo

Đồi Chúa

Nằm ở trung tâm Côn Đảo, cách Dinh Chúa Đảo khoảng 2km, đây là một địa điểm du lịch rất phổ biến. Từ đỉnh đồi, du khách có thể ngắm toàn cảnh của Côn Đảo và Bãi Đầm Trầm.

Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang này là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng yêu nước Việt Nam nhiều thế hệ bị tù đày. Giai đoạn từ đày kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975 tại nhà tù Côn Đảo.

Bãi Nhát

Bãi Nhát cách Dinh Chúa Đảo khoảng 5km, đây là một bãi biển khá hoang sơ và yên tĩnh, chưa được khai thác du lịch. Mặt nước biển rất trong xanh, bờ cát trắng trải dài rất thích hợp với những ai yêu thích sự hoang sơ.
Các điểm tham quan gần dinh chúa đảo
Bãi Nhát chưa khai thác du lịch nên còn mang vẻ hoang sơ, tĩnh lặng

Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm cách Dinh Chúa Đảo khoảng 7km về phía Bắc. Nơi đây có nhiều núi đá, hang động và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Bảo tàng Hải quân Côn Đảo

Bảo tàng Hải quân nằm tại trung tâm thị trấn Côn Đảo, cách Dinh Chúa Đảo khoảng 12km. Nơi đây có lưu giữ lại nhiều dấu tích và hiện vật của quân đội và nhân dân sử dụng trong thời kì chiến tranh.
Bảo tàng hải quân gần dinh chúa đảo
Du khách có thể kết hợp ghé thăm Bảo tàng Hải quân trong chuyến tham quan Dinh Chúa Đảo
Ngày nay, Dinh Chúa Đảo là một nơi đem đến cho khách du lịch gần xa cái nhìn khái quát nhất về cuộc chiến tranh gian khổ và tội ác của bọn thực dân và đế quốc. Hãy đến với Côn Đảo, tham quan các di tích lịch sử để có cảm nhận chân thực nhất về những hy sinh của các anh hùng và dành cho họ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc nhất.
Gợi ý một số tour du lịch Côn Đảo được quan tâm nhất:
5/5 - (1 bình chọn)