Vùng đất Tiền Giang từ lâu đã nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc mang đậm bản sắc của vùng miền Tây sông nước. Trong đó, chùa Vĩnh Tràng là một trong những nơi có kiến trúc nổi bật mà cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua khi đến với mảnh đất này. Mỗi năm, chùa đón tiếp hàng ngàn du khách thập phương đến cầu nguyện, cũng như tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của chùa. Ngay bây giờ, hãy cùng Nụ cười Mê Kông tìm hiểu “tất tần tật” những điều thú vị về chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang nhé!

chùa Vĩnh Tràng
Chùa Vĩnh Tràng

Kinh nghiệm tham quan chùa Vĩnh Tràng 

Chùa Vĩnh Tràng ở đâu?

Địa chỉ: đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, Phường 8, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang.

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu),… chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Mỗi năm nơi đây thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, thưởng ngoạn.

chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Toàn cảnh chùa Vĩnh Tràng từ trên cao

Cách đi chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho

Bạn có thể đi xe khách từ Tp.HCM, Cần Thơ hoặc các tỉnh lân cận đến Mỹ Tho. Sau đó đi taxi đến chùa. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu thích các chuyến đi phượt và tự do khám phá thì vẫn có thể di chuyển bằng xe máy. Vì nằm trên trục đường chính Nguyễn Trung Trực nên việc tìm đường đến chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho cũng khá dễ dàng.

chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho
Nhiều bạn trẻ check-in tại chùa

Thời điểm thích hợp tham quan chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch khi tiết trời mùa xuân ấm áp cũng là thời điểm thích hợp để bạn viếng thăm chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang; kết hợp du xuân vãn cảnh với lễ chùa cầu may. Tuy nhiên, đây cũng là mùa cao điểm du khách đổ về đây tham quan; và thường xảy ra tình trạng quá tải. Chính vì vậy, nếu bạn là người yêu thích sự trang nghiêm; tĩnh lặng thì có thể đến viếng chùa vào khoảng thời gian khác trong năm.

thuyết minh chùa Vĩnh Tràng
Khung cảnh chùa ngày nắng đẹp

Những điều bạn có thể chưa biết về chùa Vĩnh Tràng

Lịch sử chùa Vĩnh Tràng

Ngôi chùa được xây dựng lần đầu vào thế kỷ 19 bởi ông Bùi Công Đạt – Một vị quan thời Minh Mạng. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng về trụ trì và cho xây dựng thành một ngôi chùa lớn, đặt tên là Vĩnh Tràng. Cái tên Vĩnh Tràng là muốn ngụ ý: “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa” – Một ngôi chùa trường tồn mãi về sau.

thuyết minh về chùa Vĩnh Tràng
Ngôi chùa cổ từ TK XIX

Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu cho trùng kiến ngôi chùa và xây dựng nhiều nét phá cách trong kiến trúc; với nét pha lẫn Á Âu đặc biệt. Năm 1930 Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện kiến trúc chùa. Mặc dù đã trải qua thăng trầm thời gian và nhiều lần tu sửa; song ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét uy nghiêm và cổ kính.

Chùa Vĩnh Tràng có gì đặc biệt?

Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang

Ban đầu, chùa được xây theo lối kiến trúc Bắc tông, có hình chữ Quốc (國). Tuy nhiên, sau này chùa đã được thêm một số mảng kiến trúc khác của người Khmer và người phương Tây. Nhưng chủ đạo vẫn là kiến trúc truyền thống của người Việt. Chùa được xây dựng thành 4 gian chính nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Chùa có diện tích 14.000m2. Tất cả đều được xây dựng bằng xi măng và nhiều loại gỗ quý.
thuyết minh về chùa Vĩnh Tràng
Kiến trúc của chùa
Phía trong chánh điện có một hòn non bộ lớn ở giữa. Kiến trúc chánh điện khá đặc biệt vì được xây dựng theo lối kiến trúc La Mã; hòa lẫn với những hàng đá hoa sặc sỡ kiểu Pháp trên nóc. Ngoài ra chùa còn lưu giữ gần 20 bức tranh sơn thủy khác nhau được vẽ từ rất lâu đời.
Trước đây chùa được bảo quản khá tốt với nhiều kỷ vật lâu năm. Tuy vậy thời gian gần đây có một số bạn trẻ khi tham quan đã phá hoại một số kiến trúc. Đặc biệt là những cột gỗ có tuổi đời hơn 100 năm bị khắc tên lên. Vì vậy hiện chùa đều gắn camera theo dõi và không khuyến khích nhiều khách tham quan.
chùa Vĩnh Tràng thuyết minh
Cổng chùa Xưa và Nay

Những pho tượng khổng lồ tại chùa

Những kiến trúc hình điêu khắc và tượng Phật được thếp lên lớp vàng óng đặc biệt. Vừa làm nổi bất nét kiến trúc vừa phòng tránh mối mọt. Chánh điện được đỡ bằng những cột gỗ to lớn từ các loại gỗ quý, phía dưới được đổ lớp bê tông vững chắc.
Chùa Vĩnh Tràng có khoảng 60 tượng Phật đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau: gỗ, xi măng, đồng, đất nung và được sơn son thếp vàng toàn bộ. Tất cả đều có niên đại từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là 3 tượng đồng cao gần 1m có niên đại giữa thế kỷ 19.
lịch sử chùa Vĩnh Tràng
Hòn non bộ bên trong khuôn viên chùa

 

Tượng Phật Di Lặc

Pho tượng có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Tượng Phật này được khánh thành vào 22/01/2010. Bên trong tượng phật còn được tận dụng để thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Gồm có giảng đường và nơi nghỉ phục vụ cho 200 người.

Tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật A Di Đà

Pho tượng Phật A Di Đà được khánh thành vào ngày 14/1/2008. Tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn.

Tượng Phật Thích Ca nằm

Nơi đây còn 1 tượng Phật Thích Ca tư thế nằm hay bị hiểu lầm là Phật A Di Đà. Thật ra hai vị Phật này khác nhau hoàn toàn. Tượng Phật Thích Ca này được hoàn thành vào ngày 15/02/2013 với đế dài 35m; đế cao 7m, ngang 18m. Đức Phật được xây dựng có chiều dài 32m, cao 10m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông, cốt thép.

Tượng Phật Thích Ca nằm
Tượng Phật Thích Ca nằm

Tòa tháp cao 7 tầng

Bên cạnh những tượng Phật khổng lồ, uy nghiêm; chùa Vĩnh Tràng còn có một tòa lầu tháp nằm ở phía sau. Tòa tháp này cao 7 tầng và là nơi lữu giữ tro cốt của các Phật tử và chư tăng trong chùa.

Tòa tháp cao 7 tầng
Tòa tháp cao 7 tầng

Những lưu ý khi tham quan chùa Vĩnh Tràng

Khi tham quan, bạn nên giữ không khí trang nghiêm yên tĩnh cho ngôi chùa, không ồn ào.
  • Nếu có ý định check-in “sống ảo”, bạn cũng nên mặc những bộ trang phục trang nhã, lịch sự để vào chùa; không nên mặc quần đùi, áo lưới…
  • Hãy cởi bỏ giày dép, mũ nón trước khi vào chính điện, nhà thờ tổ, v.v…
  • Bạn nên xin phép trước và không nên tự ý chụp ảnh tại khu vực bên trong tiền đường, nhà tổ…
  • Không nên trả giá các món đồ được bán trong khuôn viên chùa.
  • Bạn không nên tự ý vào thăm các khu vực riêng tư trong chùa như: khu nhà bếp; khu sinh hoạt hay nghỉ ngơi riêng của các nhà sư,…
Ngôi chùa nổi tiếng ở Tiền Giang
Ngôi chùa nổi tiếng ở Tiền Giang
Nếu có dịp đặt chân đến mảnh đất Tiền Giang, bạn nhất định phải ghé thăm chùa Vĩnh Tràng ở Mỹ Tho ít nhất một lần. Ngôi chùa không chỉ có kiến trúc độc đáo mà cảnh quan bên ngoài cũng tuyệt đẹp. Hy vọng những kinh nghiệm du lịch tâm linh chùa Vĩnh Tràng mình vừa chia sẻ sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ tại ngôi chùa cổ này!
Đánh giá post