Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng hay chùa Wath Sro Loun là một trong những ngôi chùa lớn ở Sóc Trăng. Cụm chùa Dơi – Chén Kiểu – Đất Sét đã làm nên cái đặc trưng của du lịch Sóc Trăng ngày nay. Chùa Chén Kiểu gây ấn tượng trong lòng du khách bởi nét kiến trúc từ “CHÉN” độc đáo. Bản thân ngôi chùa cũng mang nhiều câu chuyện kỳ bí khó quên. Vậy nên, hãy cùng Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu thêm về ngôi chùa đặc biệt này nhé!

Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu

Giới thiệu chùa Chén Kiểu chi tiết nhất (2024)

Chùa Chén Kiểu là một trong ba ngôi chùa lớn ở Sóc Trăng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Cái riêng của chùa Chén Kiểu đã làm nên ấn tượng trong lòng du khách. Phong cách Khmer ấn tượng, các bức tranh được làm từ mảnh chén vỡ. Hay thậm chí là những hiện vật quý giá mà chùa lưu giữ. 

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng
Giới thiệu chùa Chén Kiểu

Tại sao chùa lại có tên “Chén Kiểu”?

Chùa Chén Kiểu mang cái tên “Chén Kiểu” vô cùng thú vị cũng vì một lý do đặc biệt. Ngay từ ban đầu, vì chiến tranh khiến chùa không có kinh phí tu sửa. Vì thế người dân đã quyên góp và đem vào chùa những cái chén, dĩa, tô bằng sứ kiểu để tu sửa. Cũng từ đó, cái tên “Chén Kiểu” ra đời. 

chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu còn có tên Khmer Wath Sro Loun (thường gọi bằng tiếng Việt là Sà Lôn). Cái tên này được lấy theo con rạch nước trong làng vào thời xưa. Cũng như những ngôi chùa ở Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu nằm gần nơi cộng đồng người Chăm, Hoa và Kinh Sinh Sống. Vì thế, ngôi chùa luôn hội tụ văn hóa của cả ba dân tộc này. 

Chùa Chén Kiểu ở đâu? 

Chùa Sà Lôn Chén Kiểu nằm ở QL1, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Cách trung tâm thành phố khoảng 12km về hướng Bạc Liêu. 

Hướng dẫn cách đến chùa Sà Lôn

Phượt chùa Chén Kiểu Sóc Trăng bằng xe máy: Thích hợp cho những bạn trẻ yêu sự tự do. Du lịch chùa Chén Kiểu bằng xe máy, bạn sẽ dễ dàng di chuyển giữa các điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng. Hơn nữa, bạn cũng có thể du lịch các điểm du lịch khác ở miền Tây tùy thích.
  • Thuê xe du lịch chùa Chén Kiểu: Thích hợp cho các gia đình, trường học, cơ quan muốn tổ chức tour riêng. Nụ Cười Mê Kông có cung cấp dịch vụ thuê xe 7 – 16 – 29 chỗ giá rẻ. Ký hợp đồng nhanh chóng, uy tín, chất lượng.
  • Du lịch chén kiểu theo tour miền Tây: Đi theo tour để du lịch chùa Chén Kiểu ngày càng được ưa chuộng. Bởi trong lịch trình của tour bao gồm cả các dịch vụ đi lại, ăn uống, giá vé… Hướng dẫn viên vui tính sẽ là niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tour của Nụ Cười Mê Kông. Bạn chỉ cần xách balo lên và đi thôi!
chùa Chén Kiểu ở đâu
Chùa Sà Lôn

Nên đến chơi chùa Chén Kiểu khi nào?

Chùa Chén Kiểu nằm tại tỉnh Sóc Trăng. Do thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nơi đây có mùa mưa và khô rõ rệt. Du khách đến du lịch chùa Chén Kiểu hay các điểm du lịch ở Sóc Trăng nên đi vào mùa khô. Thời gian tốt nhất là vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này có gió nhẹ, nắng đẹp nên rất thích hợp cho các chuyến du lịch. Đặc biệt, nếu đi vào ngày 14 hoặc 15 tháng 10 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội tham dự lễ Ooc-Om-Bok và đua ghe ngo.

chùa Chén Kiểu tỉnh Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu tỉnh Sóc Trăng

Lịch sử chùa Chén Kiểu và những câu chuyện tại chùa

Chùa Chén Kiểu tỉnh Sóc Trăng

  • Năm 1815: chùa Sà Lôn được dựng lên bằng lá.
  • Năm 1969: chùa bị hư hại do chiến tranh, bom đạn. Sư trụ trì thứ 9 – Tăng Đuch tiến hành cho xây lại ngôi chùa.
  • Năm 1980: xây dựng hoàn thành ngôi chùa chùa Chén Kiểu.
  • Năm 2012: chùa Chén Kiểu được công nhận là di tích văn hóa – lịch sử cấp tỉnh.
hình ảnh chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu tỉnh Sóc Trăng

Câu chuyện về chiếc giường bí ẩn

Bên trong phòng trưng bày của chùa Chén Kiểu có hai chiếc giường của công tử Bạc Liêu. Một giường có mặt đá cẩm thạch dùng cho mùa nóng. Một giường bằng gỗ giáng hương dùng cho mùa mưa. Theo lời đồn, hai chiếc giường này có giá trị gần chục tỷ đồng. Nguồn gốc hai chiếc giường này xuất phát từ nhà công tử Bạc Liêu. Trước đây, ông đã thuê thợ tốt nhất làm ra hai chiếc giường này rồi mang chúng về Việt Nam.

Du lịch Chùa Chén Kiểu
Bên hông chùa

Theo lời kể, những năm 1945 tình hình trong nước không được ổn định. Lúc này, công tử đã chuyển tài sản trong nhà đến nhà lầu Bàu Sàng ở Vĩnh Lợi. Về sau, bọn người làm và tá điền trong nhà trộm đi tài sản rồi bán đi khắp nơi. Về sau, hai chiếc giường đến tay phú hộ nào cũng đều khiến gia tộc nhà đó lụi bại. Người ta bảo rằng hai chiếc giường này đã bị “ếm bùa”. Đến cuối cùng, chùa Chén Kiểu đã mua lại chiếc giường này. Cũng có người kể, chính công tử Bạc Liêu đã tặng chúng cho chùa. 

Hành lang bên hông chùa
Hành lang bên hông chùa

Xác hai vị trụ trì được lưu giữ tại chùa

Điều đặc biệt ở chùa Chén Kiểu là xác của 2 vị hòa thượng trụ trì được lưu giữ tại đây. Những cái xác được xem như xá lợi và thờ tự trong ngôi miếu linh thiêng. Với những người tu học theo Phật giáo Khmer đa phần đều theo hệ phái Nam tông. Họ xem cái xác bên ngoài chỉ là vỏ bọc, tâm hồn bên trong mới là yếu tố quyết định nên một con người.

Các tháp phía sau chùa
Các tháp phía sau chùa

Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng có gì?

Ngôi chùa Khmer đã hơn 200 tuổi này mang trong mình những câu chuyện kỳ bí khiến ai cũng tò mò. Đặc biệt là về chiếc giường cổ quý giá và thể xác của hai vị trụ trì vẫn còn được lưu giữ tại chùa. Hãy cùng Nụ Cười Mê Kông khám phá sự huyền bí này nhé!

Kiến trúc độc đáo chùa Sà Lôn Sóc Trăng

Ngôi chùa mang đậm nét văn hóa Khmer Nam Bộ này đã khiến nhiều du khách ấn tượng bởi kiến trúc của nó. Các hoa văn uốn lượn cách điệu với nhiều mà sắc đan xen. Điều hay nhất là những người thợ điêu khắc đã vô cùng khéo léo tạo ra hình tượng của những vị thần để trang trí cho ngôi chùa này. Những tòa tháp cao trên nóc, những hoa văn trên ngói, nét điêu khắc trên tường trên cột. Tất cả tạo ra chùa Chén Kiểu của ngày nay. Và giờ, mọi người hãy cùng Nụ Cười Mê Kông chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa này nhé!

Nóc chùa với những đường nét hoa lệ
Nóc chùa với những đường nét hoa lệ

Bên ngoài chùa Chén Kiểu

Chùa được xây dựng theo kiến trúc của chùa Khmer. Tất cả bao gồm chánh điện, khuôn viên, khu sala và nhiều tiểu cảnh khác. Cổng chùa có hai con sư tử uy vũ ngồi trên bệ cao. Phía trên cổng lớn uy nghi là ba tòa tháp xây dựng theo lối kiến trúc của chùa Khmer. Giữa sân chùa là cột cờ với tượng rắn thần Nagar 5 đầu. Xung quanh là những dãy nhà phục vụ cho việc tu học và nghỉ ngơi. Đặc biệt, phía sau ngôi chùa là khu vườn tiểu cảnh. Nơi tái hiện những câu chuyện về Phật Thích Ca. 

Bên ngoài chùa
Bên ngoài chùa

Bên trong chùa Sà Lôn

Chánh điện là một tòa nhà lớn ốp gạch men láng bóng. Tòa chánh điện này được xây theo dạng tam cấp. Phía trong chánh điện là nơi thờ Phật Thích Ca. Nếu chú ý kỹ, bạn sẽ thấy trên nóc bên trong chánh điện là những hình vẽ về cuộc đời của Phật Thích Ca. Đó là hành trình khi ngài sinh ra đến khi niết bàn thành Phật.

Tượng Phật trong chùa
Tượng Phật trong chùa

Mười sáu cây cột to chạm nổi những hình ảnh và truyền thuyết của văn hóa Khmer. Các bức tường được trang trí bằng mảnh vỡ chén dĩa. Đặc biệt, mặt đứng ở chánh điện, trên đỉnh của những cây cột là tượng nữ thần Kâyno có cánh đang vươn mình đỡ mái chùa.

Các tượng Phật bên ngoài khuôn viên
Các tượng Phật bên ngoài khuôn viên

Mang hơi thở Khmer huyền bí, ngôi chùa được tô điểm nhiều sắc thái và phong cách đặc trưng của riêng nó. Nhất là những cái chén, dĩa bằng sứ kiểu đã gây ấn tượng cho du khách gần xa. dĩa được ốp lên tường, chén được làm cách điệu trên những bậc thang. Tất cả tạo nên một ngôi chùa đậm chất lịch sử.

Những điểm check-in cực kỳ “nổi” tại chùa Sà Lôn

Những bạn trẻ yêu thích chụp ảnh, du lịch check-in không nên bỏ qua chùa Chén Kiểu Sóc Trăng. Từ mọi ngóc ngách trong ngôi chùa đều có vẻ đẹp lung linh khác nhau. Chụp ảnh tại chùa Sà Lôn này sẽ mang lại cho bạn những shoot ảnh cực “chất”. Khi đến ngôi chùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm sáng tạo tuyệt vời trong chùa. 

Check-in chùa Chén Kiểu
Check-in chùa Chén Kiểu

Đặc biệt, hành lang của chùa có những cái bát úp ngược với hoa văn đẹp mắt. Những mảnh chén sứ bị vỡ dưới đôi bàn tay của người thợ đã làm nên những bức tranh nghệ thuật độc đáo. Những họa tiết. Hơn thế nữa, bạn còn có cơ hội được thưởng thức đặc sản Sóc Trăng ở các quán ăn bên ngoài chùa. 

Lễ hội chùa Chén Kiểu Sóc Trăng

  • Tết âm lịch hằng năm, chùa sẽ tổ chức lễ dâng cơm cho các đồng bào phật tử tham gia.
  • Lễ dâng y – lễ Kathina tổ chức trong vòng một tháng từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch. Người Khmer quan niệm, ai đứng ra làm dễ dâng y cà sa sẽ luôn gặp điều may mắn.
  • Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo ở Sóc Trăng tổ chức vào tháng 10 âm lịch. Lễ hội văn hóa lớn nhất ở miền Tây thu hút nhiều du khách đến tham gia. 
Khung cảnh chùa khi nhìn trực diện
Khung cảnh chùa khi nhìn trực diện

Những ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng

  • Chùa Som Rong Sóc Trăng.
  • Chùa Ông Bổn Sóc Trăng (Hòa An Hội Quán)
  • Chùa Phật học 2 Sóc Trăng (Chùa Quan Âm Linh Ứng)
  • Chùa Dơi Sóc Trăng (Chùa Mã Tộc)
  • Chùa Kh’Leang Sóc Trăng.
  • Chùa Vĩnh Hưng Sóc Trăng (Tổ Đình Vĩnh Hưng)

Hy vọng những kinh nghiệm được chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch chùa Sà Lôn thú vị. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc lên kế hoạch cho chuyến đi của mình thì hãy đồng hành cùng Nụ cười Mê Kông. Gọi ngay đến hotline để bọn mình tư vấn giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đi du lịch Sóc Trăng nhé!

Đánh giá post