Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ vốn nổi tiếng là một trong những công trình kiến trúc cổ ở xứ sở Tây Đô. Với lối kiến trúc độc đáo và tuổi đời gần 150 năm nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp xưa kia cho đến ngày nay. Đảm bảo khi đến đây, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và có cơ hội được lắng nghe những giai thoại ly kỳ về ngôi nhà cổ này.

Nhà cổ Bình Thuỷ
Nhà cổ Bình Thuỷ

1. Thông tin sơ lược về Nhà cổ Bình Thủy 

1.1. Địa chỉ Nhà cổ Bình Thủy 

Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 9km, nhà cổ Bình Thuỷ toạ lạc tại số 142/144 đường Bùi Hữu Nghĩa – phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ. Với địa chỉ như trên, du khách chỉ cần chạy đến cầu Bình Thuỷ, sau đó rẽ trái vào khu chợ gần đó và chạy thẳng là đến nơi. Nếu vẫn chưa hình dung được, thì cứ thoải mái hỏi han các cô chú ở gần đó. Người dân nơi đây rất hiếu khách, thân thiện nên rất dễ nói chuyện nhé.

Nhà cổ Bình Thuỷ Cần Thơ
Nhà cổ Bình Thuỷ Cần Thơ

1.2. Giờ mở cửa nhà cổ Bình Thủy 

Nhà cổ Bình Thủy mở cửa vào 2 khung giờ mỗi ngày, đó là:

  • Buổi sáng: từ 8h00 – 12h00
  • Buổi chiều: từ 14h00 – 18h00

Tuy nhiên, nếu du khách đến trong 2 khung giờ này nhưng thấy nhà đóng cửa. Hoặc trường hợp không thấy ai bán vé vào tham quan thì có thể liên hệ số điện thoại với chú Bảy – chủ nhà (0987 055 963) là chú sẽ đến ngay nha.

2. Giá vé tham quan nhà cổ Bình Thuỷ 2024 bao nhiêu?

Mức giá vé tham quan vô cùng hạt dẻ. Chỉ cần tốn bằng một cốc cà phê – 15000 đồng/người là có thể vào tham quan ngôi nhà cổ này. Sở dĩ mức giá rẻ là do chủ nhà đề xuất chứ không phải do chính quyền địa phương phát hành. Chính vì thế, chỉ cần tốn “một cốc cà phê”, bạn đã có thể tham quan ngôi nhà không giới hạn luôn đó. 

Thuyết minh nhà cổ Bình Thuỷ
Thuyết minh nhà cổ Bình Thuỷ

3. Thời điểm thích hợp tham quan Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Thời tiết trời Cần Thơ một năm có hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô. 

  • Vào mùa khô, thường bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 8 năm sau. Nếu du khách có dịp ghé thăm nhà cổ Bình Thuỷ vào thời gian này thì hoàn toàn thích hợp. Đặc biệt những tháng đầu năm, trời xanh, nắng vàng, hoa nở trongg vườn, dễ dàng cho ra những bức ảnh xịn xò, lưu giữ kỉ niệm về sau. 
Nhà cổ Bình Thuỷ giá vé
Nhà cổ Bình Thuỷ vào mùa nắng
  • Còn nếu bạn ghé thăm nhà cổ vào mùa mưa. Tức là bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11. Tốt nhất bạn nên kết hợp việc thăm quan nhà với các hoạt động khác như tham quan bến Ninh Kiều, làng du lịch Mỹ Khách, đền Vua Hùng,… để chuyến đi thêm thú vị nhé.  

4. Góc Review tất tần tật về Nhà cổ Bình Thủy

Được mệnh danh là một trong những địa điểm du lịch cổ kính bậc nhất Cần Thơ. Nổi tiếng cả về lối kiến trúc lẫn bề dày lịch sử. Vậy, nhà cổ Bình Thuỷ có gì, cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé. 

4.1. Lối kiến trúc độc đáo của nhà cổ – nơi giao thoa 3 nền văn hoá 

Kiến trúc bên ngoài nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ:

Từ bên ngoài nhìn vào, nhiều người lầm tưởng đây chỉ là một ngôi nhà bình thường. Bởi thiết kế cửa sắt, cột bê tông vàng là kiểu nhà điển hình ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi đã vào bên trong, du khách sẽ bất ngờ bắt gặp một cổng tam quan được dựng theo lối kiến trúc của người Trung Đông. 

Nhà cổ Bình Thuỷ mở cửa mấy giờ
Cổng trước của ngôi nhà

Toàn bộ hệ thống của cổng tam quan được làm bằng gỗ, chỉ có mái lợp ngói men xanh phía trên. Trên cùng còn trang trí nhiều hình thù sống động đậm chất văn hoa của người Hoa như: kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Đặc biệt, tại đây có gắn hai bảng hiệu lớn. Một bảng tiếng Hoa, được dịch ra là “Phước An Hiệu” và bảng còn lại là tiếng Việt: “Phủ thờ họ Dương”.

Nhà cổ Bình Thuỷ ở đâu
Cổng tam quan

Điểm gây ấn tượng tiếp theo chính là hai cầu thang hình cung, lối đi vào nhà. Nếu chú ý kỹ, du khách sẽ thấy hai cây đèn to đúc bằng đồng được đặt trước mặt tiền. Được biệt, hai cây đền này được đúc từ thời Pháp và tới giờ vẫn được giữ nguyên vẹn. 

Một điều thú vị nữa là trong quá trình xây gian nhà chính. Chủ nhân họ Dương tiết lộ là đã cho lót một lớp muối hạt dày chừng 10cm dưới nền gạch bông. Vì người xưa cho rằng, việc lót muối dưới nền nhà như vậy để xua đuổi côn trùng. Đồng thời mang lại sự thông thoáng, tránh những điều tà xâm hại về phong thuỷ, tâm linh. 

Kiến trúc bên trong nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Không giống với lối thiết kế nhà 3 gian truyền thống, nhà cổ Bình Thuỷ được chia thành 5 gian với diện tích gần 6000m2. Ngôi nhà còn bức phá với lối kiến trúc giao thoa 2 nền văn hoá Đông – Tây. 

Nhà cổ Bình Thuỷ phim người tình
Thiết kế bên trong nhà

Đầu tiên là nền gạch trầm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Các nhà trước, nhà sau được xây liên tiếp và ngăn cách bởi những cửa vờm gỗ được điêu khắc rất tinh tế. Trong nhà còn được trưng bày rất nhiều đồ vật cổ theo phong cách Châu Âu. Chẳng hạn như bộ salon đời Louis của Pháp hay đèn chùm cổ điển bằng bạch đằng,…

Xen lẫn phong cách châu Âu đó là những không gian mang đậm phong cách Việt cổ xưa. Cụ tể là bộ chén rượu có từ đời Minh Thanh, bộ bàn ghế cẩm thạch vân xanh ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)…

Mặc dù ngôi nhà là sự kếp hợp hai nền văn hoá Đông Tây nhưng nơi thờ tự vẫn hoàn toàn thuần Việt. Điều này cho thấy, mặc dù ông chủ họ Dương yêu thích cái đẹp, hoà lẫn vào nền văn hoá của nước bạn nhưng không hề hoà tan. Đâu đó những nơi linh thiêng vẫn giữ được cái hồn của dân tộc. 

4.2. Những giai thoại ly kỳ về nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ

Một điểm hấp dẫn của nhà cổ Bình Thuỷ là những giai thoại ly kỳ liên quan đến. 

Đầu tiên có thể kể đến câu chuyện giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỳ với thầy Ba Nghĩa.

Theo lời đồn, nguyên nhân gia tộc họ Dương làm ăn phất lên là vì có một lá bùa Lỗ Ban phong thuỷ được yển trong khi xây dựng ngôi nhà này. Trong buổi giao kèo này, ông Dương có ra điều kiện với thầy Ba Nghĩa chính là:“Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Thấy vậy thầy Ba Nghĩa mới trầm ngâm đáp lại rằng: “Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Sau đó, ông Dương thản nhiên phẩy tay rồi nói: “Đừng lo, tôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”. Mặc dù, tính thực hư của cuộc giao kèo như thế nào vẫn chưa biết được, nhưng việc nhà ông Dương làm ăn giàu lên nhanh chóng là điều mà ai cũng thấy rõ. 

Không gian bên trong nhà cổ Bình Thuỷ
Không gian bên trong nhà cổ Bình Thuỷ

Giai thoại thứ hai là về cổ vật “cặp ngà voi dài nhất Việt Nam” có giá trị vô giá. 

Cặp ngà voi được trưng bày bên trong ngôi nhà đã được nhận định là dài nhất Việt Nam. Ngoài ra, người ta còn cho rằng cặp ngà này còn có xuất thân và thân phận vô cùng ly kỳ. Cụ thể là, cặp ngà voi này được ông Chấn Kỳ mua tại Sài Gòn với mục đích “dằn mặt” lại nét khinh khi của người chủ Pháp. Ông kể lại rằng, nhân dịp lên Sài Gòn xem mấy chành lúa, lúc đó có đi ngang qua đường Katinat (tức Đồng Khởi bây giờ).

Ông có ghé xem gian hàng bán về tiêu bản động vật của một thợ săn người Pháp. Lúc ấy, chủ tiệm thấy một ông già mặc đồ bà ba trong có vẻ nhà quê, đừng nhìn mê mẩn cặp ngà voi. Thấy vậy nên nạt lớn: Nè ông già. Đây không phải là chỗ chơi của ông đâu. Lỡ tay làm trầy xước nó thì bán cả gia sản, ông cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu”. Nghe vậy, Ông Kỳ hỏi lại: “Cỡ bao nhiêu mà dữ vậy chú em? Nói qua nghe thử coi?”.

Sau đó, ông Dương đã đặt cọc một số tiền lớn. Lái xe và trở lên lại Sài Gòn với 4000 đồng bạc trắng để mua đứt cặp ngà voi ấy. Sau này, khi nghe tin cụ Kỷ mua đứt cặp voi ngà khổng lồ. Gia đình công tử Bặc Liêu cũng cử người lên Cần Thơ mua lại với giá gấp đôi nhưng ông Dương cương quyết không bán.

Cặp ngà voi dài nhất Việt Nam
Cặp ngà voi dài nhất Việt Nam

Cuối cùng là câu chuyện đằng sau 7 bộ ghế đá 

Vào năm 1945, là khoảng thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đã đụng độ quân Pháp, trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt.

Theo lời kể lại, lúc đó quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp. Nhưng đáng tiếc đã hy sinh 7 chiến sĩ cách mạng. Để tưởng nhớ chiến công của họ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây 7 bộ ghế đá này. Ngày nay, 7 bộ này đã được đặt ở góc trái sân trước nhà cổ Bình Thuỷ.  

Bộ bàn ghế đá
Bộ bàn ghế đá

Nhà cổ Bình Thủy – Phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng

Với giá trị lịch sử cùng kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ đã trở thành bối cảnh chính cho nhiều bộ phim nổi tiếng một thời tại thời điểm này như: Người đẹp Tây Đô, Công tử Bạc Liêu, Những nẻo đường phù sa, Dòng sông hoa trắng, Bão U Minh, Nợ đời, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu…

Đây là những thước phim kinh điển được quay tại nhà cổ Bình Thủy. Thời điểm đó, những phước phim ấy đã lột tả những giá trị văn hóa đặc sắc của xã hội nước ta. Đặc biệt nổi bật trong số đó phải kể đến tác phẩm điện ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới “The lover” năm 1992 của đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Lương Gia Huy và Jane March. Bộ phim cũng đã trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới. 

Phim The Lover quay tại nhà cổ Bình Thuỷ
Phim The Lover quay tại nhà cổ Bình Thuỷ

Những điểm du lịch gần nhà cổ Bình Thủy

Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy hay còn gọi là Đình Long Tuyền Cổ Miếu. Ngôi đình là một đình thần và là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Cần Thơ. Đây cũng là một trong những công trình có giá trị về kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của người Việt trong giai đoạn khai hoang vùng đất Nam Bộ. Hiện nay ngôi đình này toạ lạc tại ở số 46/11A đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Đình Bình Thuỷ
Đình Bình Thuỷ

Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã tọa lạc ở số 612, đường Cách mạng Tháng Tám, thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Chùa Nam Nhã nổi tiếng với vẻ đẹp thanh nhã, khung cảnh tĩnh mích giúp thân tâm an lạc. Ngoài ra, chùa còn thường tổ chức các lễ hội Phật giáo và có rất nhiều Phật tử tham gia.

Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa

Thủ Khoa Nghĩa là một nhà thơ yêu nước, là người tiên phong của sân khấu tuồng Việt Nam. Ông còn được mệnh danh là “Rồng vàng của đất Đồng Nai”. Mộ của ông toạ lạc tại phường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thuỷ, TP Cần Thơ. 

Nhà cổ Bình Thuỷ trải qua bao nhiêu thời gian và thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ kính. Và ngày nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều khách tại Cần Thơ. Hy vọng qua bài viết này, nếu có dịp ghé đến Cần Thơ, sẽ giúp du khách có được được những trải nghiệm mới lạ. 

5/5 - (1 bình chọn)