Miếu Bà Chúa Xứ gắn liền với vùng núi Thất Sơn đầy huyền bí và linh thiêng. Chính vì thế, ngay khi nghĩ đến An Giang, bạn nhất định phải ghé đến nơi đây dù chỉ một lần. Đây không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là những câu chuyện mang tính lịch sử, là niềm tự hào của ngành du lịch địa phương nơi đây. Theo tương truyền thì bà chúa Xứ là một nhân vật linh thiêng. Nhiều người dến đây để cầu mong công việc thuận lợi, nguyện như ý. Từ một ngôi miếu gỗ đơn sơ, đến nay đã trở thành một công trình kiến trúc đồ sộ, mang đậm nét văn hoá phương Đông. 

Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ

Nguồn gốc pho tượng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Theo lời người dân địa phương, khoảng chừng hơn 200 năm trước một bức tượng Bà được phát hiện tại đỉnh núi Sam. Và người dân có nguyện vọng thỉnh đem xuống để thờ. Thế nhưng kỳ lạ thay, có rất nhiều thanh niên cường tráng không thể hiện tượng xuống núi.

Sau đó, họ đã nghe theo lời của một bà đồng. Đó là tiến cử chín người thiếu nữ đồng trinh đến khiêng thì mớiđưa được xuống chân núi. Tuy nhiên khi xuống hết núi tượng bà bỗng nhiên nặng trịch, không ai có thể di chuyển được nữa. Chính vì vậy nên người ta mới chọn luôn nơi đây chính là nơi để lập miếu thờ phụng Bà Chúa Xứ.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Hình ảnh pho tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam

Theo như nhiều nghiên cứu, bức tượng Bà là pho tượng đá sa thạch từ thời xa xưa. Bức tượng này đã được tạo ra từ cuối thế kỷ VI, mang tính giá trị nghệ thuật rất cao. 

Tuy nhiên, có một vài ghi chép khác lại cho rằng: Pho tượng Bà là một bức tượng Phật của người dân tộc Khơ-me xưa bị bỏ quên, và được chính người dân tộc đó phát hiện. Mặc dù không biết thực hư như thế nào, nhưng điều làm thu hút khách du lịch chính là sự linh thiêng, nên vẫn được nhiều người ghé đến. 

Kiến trúc Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam như thế nào? 

Miếu Bà Chúa Xứ được ông Thoại Ngọc Hầu ngày xưa cho khởi công xây dựng. Ban đầu, ngôi miếu được thiết kế khá đơn sơ và cho xây dựng bằng gỗ. Dần sau này, người dân biết ơn Bà nhiều hơn vì đã giúp đỡ địa phương cũng như mọi người rất nhiều. Cho nên, vào năm 1870 họ đã quyên góp và dựng lên một ngôi miếu khang trang và chỉnh chu hơn để thờ phụng bà.  

Miếu Bà Chúa Xứ An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ An Giang

Lối kiến trúc của miếu thờ bà vô cùng độc đáo, nhưng vẫn mang tính uy nghiêm, cổ kính. Khu vực lầu chánh điện ở trên cao, là chỗ dành cho các pho tượng thần đang dang tay đỡ những đầu kèo. Các chi tiết khác hầu như đều được chạm trổ và khắc một cách tinh xảo và lộng lẫy. 

Miếu Bà hầu như đã được hoàn thiện trong việc xây dựng cho đến năm 1976. Nhìn từ trên cao, Miếu Bà được xây dựng nhìn như chữ Quốc, với các khối tháp được xây dựng như đang được bao bọc, nhìn chung như một đóa hoa sen đang kỳ nở rộ. 

Chánh điện sau khi hoàn thiện của Miếu Bà bao gồm hai lớp. Pho tượng Bà an toạ ở lớp trong cùng và trên bệ cao nhất. Hai bên là hai con hạc trắng, tượng trung cho cốt cách tiên thành của Bà. Bàn thờ Cậu còn được gọi là một linga (sinh thực khí nam) được hương án thờ bên phải tượng Bà. Còn bên trai là một yoni (sinh thực khí nữ), còn được gọi là Bàn thờ Cô. 

Miếu bà Chúa Xứ Châu Đốc
Miếu bà Chúa Xứ Châu Đốc

Với lớp thứ hai, sát với hai bức tượng chim phượng là bàn thờ Hội đồng. Hai Bên trái là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn, còn bên còn lại là bàn thờ Hậu hiền khai cơ.

Thời điểm để du lịch Miếu Bà Chúa Xứ thích hợp nhất

Miếu Bà Chúa Xứ là điểm đến mà mọi người có thể đến bất cứ lúc nào trong năm. Thời điểm đón tiếp nhiều người nhất chính là Tết Nguyên Đán, hay các ngày rằm (15, 16, 29, 30 âm lịch). Vì đây là khoảng thời gian nhiều người đến để cầu nguyện cho cuộc sống được bình an, công việc thuận lợi nhất. 

Bên cạnh đó, vào ngày 24 đến 27 tháng 4 Âm lịch chính là thời điểm diễn ra lễ hội vía Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Và chính vào thời điểm này sẽ có rất nhiều khách thập phương tề tựu rất nhộn nhịp và đông vui.

Ngày hội vía bà Chúa Xứ
Ngày hội vía bà Chúa Xứ

Lễ Hội Chùa Bà tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc

Lễ hội Chùa Bà hay còn gọi lễ Vía Bà là một lễ hội lớn của người dân nơi đây. Đây là ngày lễ được tổ chức hàng năm bắt đầu tại miếu Bà Chúa Xứ từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Vào những ngày này, Miếu Bà đã thu hút và đón tiếp trên 2 triệu lượt khách hành hương. Khi đến với lễ hội, hội khách thập phương sẽ được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, công việc thuận buồm xuôi gió. 

Tuy nhiên, trong những ngày “trẩy hội” đông đúc như thế này. Đồng thời cũng là nơi mà mọi người ai cũng có thể lui tới. Vì thế, việc an ninh tại Chùa Bà Chúa Xứ vẫn chưa được đảm bảo. Vậy nên nếu có dịp đi Vía Bà, khách hàng hương hãy chọn trang phục giản dị, kín đáo và chú ý tự bảo quản tư trang của mình.

Đoàn người đang làm lễ vía bà
Đoàn người đang làm lễ vía bà

Cách xin lộc tại Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Theo lời kể của người dân địa phương, du khách đến Chùa Bà còn hay rươc lộc hoặc thỉnh lộc về để cầu mong tài lộc, sự nghiệp hanh thông, mọi điều bình yên. Sau khi đã hành hương Bà xong, chỉ cần đến nơi có “lộc” của bà để xin (theo chỉ dẫn của người trong chùa) sẽ có được ngay “lộc” như ý cho mình nhé. 

Không khí ngày lễ hội
Không khí ngày lễ hội

Đi Miếu Bà Chúa Xứ cần chuẩn bị những gì?

Khi bạn đến Miếu Bà vào dịp Lễ hội Chùa Bà Châu Đốc, dưới đây là một số điều cần chuẩn bị.

Lễ vật hành hương

  • Hương (Nhan): Thường sử dụng để cúng bái và thể hiện lòng thành kính. Nến: Biểu tượng cho ánh sáng, sự soi sáng tâm hồn.
  • Hoa để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của người dâng đối với thần linh.
  • Trái cây và đồ ăn như xôi, gạo, heo quay để xin ước và biểu thị sự sung túc.

Thường người hành hương sẽ tự chuẩn bị trước, hoặc có những người khi đến gần Miếu Bà mới mua những cửa hàng gần đó. 

Chuẩn bị trước hương khi đến miếu Bà Chúa Xứ
Chuẩn bị trước hương khi đến miếu Bà Chúa Xứ

Mang theo đồ ăn sẵn

Do số lượng người dân tham gia lễ hội rất đông, việc tìm những quán ăn tại Châu Đốc hợp khẩu vị với mình có thể rất khó khăn. Do đó bạn nên chuẩn bị những đồ ăn sẵn, nhẹ như bánh mì, bánh kẹo hoặc mì gói có sẵn để ăn lọt bụng nhé. 

Những lưu ý khi đi hành hương tại Miếu Bà Chúa Xứ 

  • Mặc trang phục kín đáo, tránh mặc đồ quá ngắn, quá hở hang khi ghé đến những nơi tâm linh như vậy.
  • Tránh xô đẩy, nói chuyện ồn ào, cười giỡn nhỡ làm phiền người khác lúc hành hương.
  • Tuân thủ đúng các qui định cũng như các nghi thức lễ lạy, không chụp ảnh ở những nơi không được phép. 
  • Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định và tuyệt đối không được làm bẩn khu vực có thờ cúng.
Mặc trang phục kín đáo khi đi hành hương
Mặc trang phục kín đáo khi đi hành hương

Hướng dẫn di chuyển đến Miếu Bà Chúa Xứ 

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc tại 132 Châu Thị Tế, P. Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Để giúp bạn có một chuyến hành trình thuận tiện và an toàn, sau đây là một vài lựa chọn có thể di chuyển đến Miếu Bà dễ dàng.

Di chuyển đến Miếu Bà Chúa Xứ bằng xe máy, xe ô tô

Chùa cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ khoảng 7km về phía tây. Việc định vị Chùa có thể dễ dàng điều hướng theo bản đồ như Google Maps. Xuất phát từ trung tâm, chỉ cần tiếp tục di chuyển theo đường Nguyễn Huệ ra phía tây. Chạy thêm một đoạn ngắn bạn sẽ tới Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Mặc dù Chùa có bãi đậu xe rộng rãi, nhưng vào những dịp lễ hội, lượng người đến chùa rất đông nên bạn hãy tranh thủđến sớm để đậu xe thuận tiện hơn.

Di chuyển đến miếu Bà Chúa Xứ bằng xe máy
Di chuyển đến miếu Bà Chúa Xứ bằng xe máy

Di chuyển đến Miếu Bà Chúa Xứ bằng xe khách

Nếu bạn di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều hãng xe khách chạy tuyến TP.HCM – Châu Đốc như Futa Express, Kumho Samco, và Thảo Châu. Thời gian di chuyển khoảng 6 – 7 giờ đồng hồ.

Còn nếu bạn di chuyển từ Cần Thơ, cách di chuyển từ Cần Thơ đến Thành Phố Châu Đốc cũng khá thuận tiện với nhiều chuyến xe khách. Thời gian di chuyển khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.

Một vài địa điểm lưu trú khi đi du lịch Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Nếu bạn lần đầu đến Miếu Bà Chúa Xứ và không biết chọn nơi nào để lưu trú, có thể tham khảo một số khách sạn sau đây: 

1. Dang Khoi 1 Hotel

Dang Khoi 1 Hotel thuộc dạng khách sạn 2 sao, nên mức giá vô cùng phải chăng. Nếu bạn là một người dễ tính, chỉ tìm chỗ để nghỉ ngơi thì khách sạn này là lựa chọn phù hợp. Đăng Khôi 1 Hotel cũng sẽ có lễ tân phục vụ 24/7, dịch vụ Wifi và đỗ xe miễn phí cho khách. 

Khách sạn toạ lạc tại số 79 Đường số 2, Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang, Việt Nam. Mức giá phòng chỉ từ 360.000 đồng/đêm. 

2. Victoria Nui Sam Lodge

Một nơi lưu trú cao cấp hơn gọi tên Victoria Nui Sam Lodge. Khách sạn nổi bật với kiến trúc kiểu Pháp cổ kính. Tông màu vàng nghệ và ngói đỏ chính là hai màu chủ đạo, mang đậm chất Tây Âu thời trước. Bên cạnh đó, khách sạn còn cung cấp thêm các dịch vụ như hồ bơi view đồng lúa, khu đỗ xe miễn phí và các dịch vụ khác đi kèm. 

Địa chỉ của khách sạn tại Vĩnh Đông 1, Núi Sam, Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang, Việt Nam. Mức giá phòng dao động chỉ từ 1.890.000 đồng/đêm. 

Nghỉ dưỡng tại Victoria Núi Sam
Nghỉ dưỡng tại Victoria Núi Sam

3. Victoria Chau Doc Hotel

Cuối cùng không thể kể đến Victoria Chau Doc Hotel, cũng là một khách sạn được thiết kế theo lối kiến trúc Pháp cổ điển. Khách sạn sở hữu hồ bơi với view nhìn thẳng ra ngã ba sông Hậu trông rất chill. Khi đến đây nghỉ dưỡng, du khách còn được hưởng thức mọi loại đặc sản Việt Nam lẫn thế giới, đặc biệt là những món đặc sản ở Châu Đốc, An Giang. 

Khách sạn toạ lạc tại số 1 Lê Lợi , Châu Phú B District, Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang, Việt Nam. Mức giá phòng tại Victoria Chau Doc chỉ từ 2.170.000 đồng/đêm.

Hồ bơi miễn phí tại Victoria Châu Đốc
Hồ bơi miễn phí tại Victoria Châu Đốc

Một số địa điểm tham quan gần Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Nếu đã có dịp ghé thăm Miếu Bà Chúa Xứ nói riêng, và thành phố Châu Đốc nói chung. Bạn không nên bỏ qua những địa điểm tham quan cực đẹp cực chill sau đây nhé!

Tham quan và ngắm toàn cảnh Núi Sam tại Cáp Treo Núi Sam

Núi Sam thuộc một trong những “Thất Sơn” nổi tiếng ở An Giang. Núi Sam nổi tiếng với độ cao khoảng 284m. Du khách có thể lựa chọn ngồi cáp treo để nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ của rừng núi nơi đây. Với mức giá vé cáp trao vô cùng hạt dẻ, dao động chỉ từ 70.000 – 150.000 đồng/người. 

Cap treo Núi Sam
Cap treo Núi Sam

Tham quan ngắm cảnh Pháo Đài Núi Sam Châu Đốc

Khi đã lên tới đỉnh của Núi Sam, hay còn được gọi là Pháo Đài. Bởi vìtại đây đã cho xây dựng duy nhất một ngôi nhà nghỉ mát trên đỉnh núi Sam.

Ngôi nhà được thiết kế độc đáo, khi tầng trên cùng có hình trôn ốc. Chính vì thế, người dân nơi đây hay gọi là pháo đài. Còn một điều vô cùng thú vị khi lên đến đỉnh núi này. Du khách sẽ chứng kiến được 1 bệ đá trầm tính có màu xanh đen, hình vuông. Đó cũng chính là nơi pho tượng Bà được đặt trước khi đem về Miếu như hiện tại. 

Trên đây là mọi thông tin về Miếu Bà Chúa Xứ mà chúng tôi muốn gửi gắm đến độc giả. Nếu có dịp ghé đến Châu Đốc, thì bạn không nên bỏ qua một di tích thiêng liêng này, cũng như ngắm những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tại An Giang này. 

Đánh giá post