An Giang từ lâu đã được mệnh danh là vùng đất linh thiêng với nhiều ngôi chùa lớn và nổi tiếng, trong đó không thể không nhắc đến Chùa Hang Châu Đốc. Chùa Hang An Giang hay còn gọi là Phước Điền Tự, là một trong những ngôi chùa mang nhiều nét đẹp cổ kính và trang nghiêm tại “xứ xở thốt nốt”.
Nơi đây được xem là niềm tự hào của người dân Châu Đốc và là địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến mảnh đất An Giang này. Ngay bây giờ, Nụ Cười Mê Kông sẽ bật mí cho bạn “tất tần tật” kinh nghiệm du lịch đến ngôi chùa này nhé!

Kinh nghiệm du lịch chùa Hang An Giang chi tiết
Chùa Hang (chùa Phước Điền Tự) ở đâu?
Chùa Hang Châu Đốc là một trong bốn di tích được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia tại khu vực núi Sam – An Giang. Nơi đây nằm cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km. Ngôi chùa nằm tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa Phước Điền là một địa điểm, một cõi tâm linh được hàng ngàn du khách đến hành hương và thắp nhang mỗi năm.

Cách di chuyển đến chùa Hang Châu Đốc An Giang

Nên đi chùa Hang Châu Đốc vào thời gian nào?
Bạn có thể đi chùa Hang vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, nếu sắp xếp được lịch trình bạn nên đến viếng chùa Hang vào buổi sáng sớm. Đến chùa vào thời điểm này bạn có thể đón ánh bình mình trên triền núi Sam. Ngoài ra, đây còn là thời điểm để bạn cảm nhận được mùi trầm hương thơm ngát cùng âm vang của những tiếng đọc kinh buổi sớm. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm khó quên của bạn khi đến với chùa Hang đấy!

Lịch sử hình thành chùa Hang An Giang
Chùa Hang An Giang có lịch sử hơn 100 năm; là một trong những ngôi chùa nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ. Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Phước Điền. Người dân ở đây cho rằng, “Phước” có nghĩa là phước lành; “Điền” có nghĩa là ruộng đất. Vậy nên “Phước Điền” có nghĩa là một mảnh đất tươi tốt với nhiều điều thiện lành.
Ngôi chùa xinh đẹp, cổ kính nằm nép mình trên núi Sam. Đến chùa Hang Châu Đốc, du khách như bước đến chốn tiên cảnh. Đến đây bạn chắc chắn chỉ muốn hòa mình vào không an yên ả; trong lành mà quên đi mọi muộn phiền.

Sự tích ly kỳ về chùa Hang An Giang
Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, do bà Lê Thị Thơ (có biệt danh bà Thợ); mang pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu chùa chỉ là một am tu bằng tre lá; do bà Thợ tạo lập để làm nơi tu hành khi còn trẻ. Theo dân gian, trước đây vì nhà chồng bà Thợ quá hà khắc, nên bà đã tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu.
Mỗi ngày bà vừa bốc thuốc trị bệnh, vừa gõ chuông mỏ, ước mong sớm dứt nghiệp duyên. Sau một thời gian, chùa Tây An có nhiều người lui tới nên bà cảm thấy nơi này không còn phù hợp với mình nữa. Chính vì vậy, năm 1950 bà đã rời đi và tìm đến một nơi yên tĩnh khác để tu hành. Trên đường đi bà gặp một cái hang động lớn và đã quyết định dựng một cái am để làm nơi tu hành (thuở sơ khai của chùa Hang An Giang ngày nay).

Truyền thuyết về thanh xà, bạch xà tại chùa Hang

Kiến trúc chùa Hang Châu Đốc
Quá trình xây dựng chùa Phước Điền
Cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, năm 1885 ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc; cùng nhân dân của các vùng xung quanh đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại ngôi chùa. Đến năm 1937, Hòa thượng Thích Huệ Thiện (1904 – 1990) đã trùng tu và nâng cấp chùa lần thứ hai. Từ đó đến nay, chùa cũng nhiều lần được tu bổ và sửa chữa mỗi năm.

Không gian bên ngoài chùa Hang


Kiến trúc bên trong chùa Phước Điền
Bước vào phía trong chùa Hang, bạn sẽ cảm thấy cảm giác mát lạnh của những vách đá. Hai bên lối đi dẫn vào còn có bức tượng của đôi mãng xà như linh vật. Tại gian thờ Tam Bảo, bốn phía bức tường đều được phủ lấp bằng kính rất ấn tượng. Đến đây, dù nhìn về hướng nào bạn cũng thấy hình anh phản chiếu của các Phật. Mang lại cảm giác như đang lạc vào chốn Phật giới.

ù đi bất kì nơi đâu tại chùa Hang, bạn cũng sẽ thấy những nét chạm trỗ; điêu khắc vô cùng độc đáo. Trong chùa Hang còn có một nơi để du khách dừng chân nghỉ ngơi sau khi hành hương. Đứng tại đây, vươn mắt nhìn ra xa bạn sẽ thấy toàn cảnh núi cao; cùng những cánh đồng lúa mênh mông cùng những cánh cò bay thẳng cánh.

Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Hang
-
Bạn nên tránh lựa những bộ trang phục lòe loẹt, sặc sỡ hay những bộ váy quá ngắn.
-
Vào các ngày lễ hội (Tết) hay vào mùa du lịch thì lượng du khách đến đây khá đông. Vậy nên bạn phải giữ gìn tư trang của mình một cách cẩn thận.
-
Nếu trong chuyến đi của bạn có trẻ nhỏ thì hãy luôn theo sát chúng. Tránh để trẻ nhỏ nghịch phá đồ ở khu vực tam bảo, đồ cúng tế hay sờ vào các tượng Phật.
-
Khi bước vào các điện thờ của chùa bạn nên bước vào từ cửa bên. Bạn không nên bước vào cửa chính giữa hay dẫm lên bậu cửa.
-
Nếu muốn thắp nhang cầu nguyện, bạn chỉ nên cắm 1 nén hương vào bát hương và không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
