Phố cổ Hội An cứ vẫn bình lặng và cổ kính như thế qua dòng chảy của thời gian. Những mái ngói phủ đầy rêu, những hàng quán tấp nập nhộn nhịp, những chiếc đèn lồng đong đưa theo gió suốt cả con đường. Tất cả như tô điểm thêm cho một Hội An đầy sức hút suốt 400 năm qua. Mời bạn cùng theo chân Nụ Cười Mê Kông tìm hiểu về du lịch phố cổ Hội An nhé!

Giới thiệu về phố cổ Hội An chi tiết nhất
Phố cổ Hội An ở đâu?
Phố cổ Hội An ở tỉnh nào? Tuy là điểm du lịch nổi tiếng nhưng ít ai biết rằng Phố cổ Hội An ở đâu. Đây là một đô thị cổ nằm ven biển tỉnh thuộc Quảng Nam. Cách TP. Đà Nẵng khoảng 30km và thánh địa Mỹ Sơn khoảng 40km. Chính về thế mà các tour du lịch Hội An – Đà Nẵng thường được du khách biết đến.

Hướng dẫn du lịch phố cổ Hội An
- Du lịch Hội An bằng máy bay: Nếu bạn là khách từ các vùng xa thì có thể đáp chuyến bay đến Đà Nẵng rồi di chuyển ra Hội An. Vì đây là thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam nên có rất nhiều hãng hàng không khai thác các chăng bay đến đây.
- Du lịch Hội An bằng tàu hỏa: Xuất phát từ Hà Nội hoặc TP. HCM, bạn có thể chọn đi bằng tàu hỏa để đến ga Đà Nẵng. Hành trình kéo dài 15 tiếng này sẽ cho bạn ngắm nhìn một Việt Nam tươi đẹp. Giá vé tàu thường dao động từ 400.000 – 1.800.000 tùy vào loại ghế.
- Đi Hội An bằng xe khách: Đây là phương tiện giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí du lịch. Thường thì sẽ mất khoảng 18 – 20 tiếng để ngồi xe từ Hà Nội hoặc TP. HCM. Giá vé xe chỉ tốn tầm 400.000đ/ người.

Nên đến du lịch phố cổ Hội An khi nào?
Khoảng tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân ở Hội An với tiết trời mát mẻ và có nắng nhẹ. Thích hợp cho du khách đến tham quan và đi dạo hết cả phố cổ. Còn vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 thì Hội An như tắm mình trong nắng mặt trời. Và là thời điểm thích hợp để lắn ngắm san hô ở Cù Lao Chàm.

Phố cổ Hội An có gì đặc biệt?
Chùa Cầu Nhật Bản
Chùa Cầu luôn là một điểm không thể bỏ qua khi du khách đến chơi Hội An. Ngôi chùa Nhật Bản này nằm ở giao điểm của đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Đây là một tác phẩm kiến trúc độc đáo và đặc trưng của Hội An.
Chùa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16 bởi các thương gia Nhật Bản. Tuy nhiên, qua thời gian và nhiều lần trùng tu, nó đã mất đi một số đặc trưng của kiến trúc ban đầu. Thay vào đó mang đậm phong cách kiến trúc Việt – Trung.

Chùa Cầu có hình dáng giống chữ “Công” và cầu được lát bằng gỗ. Mái che của cầu có sự uốn cong tinh tế và được trang trí với nhiều họa tiết tinh xảo. Trên cửa của cầu, bạn có thể thấy được ba chữ Hán: “Lai Viên Kiều”. Bên trên sườn cầu, có một ngôi miếu nhỏ. Hai đầu của cầu có hai nhóm tượng khỉ và chó được tạo bằng gỗ đang ngồi chầu.
Dãy đèn lồng ở phố cổ Hội An
Có thể bạn chưa biết, Hội An thường được mô tả như một “thành phố của những chiếc đèn lồng” với hàng nghìn chiếc đèn lồng đa dạng về màu sắc, kích thước và hình dáng. Thành phố còn nổi tiếng với các dãy nhà với mặt tiền bằng những bức tường màu vàng nổi bật.
Phố cổ Hội An về đêm đẹp lung linh nhờ những đèn lồng rực rỡ. Hội An mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho du khách với vẻ đẹp lấp lánh và mơ hồ. Điều này càng tạo thêm sức hấp dẫn khi bạn tham quan bờ sông Hoài thơ mộng và con đường La Hán rực rỡ sắc màu. Những người đến đây sẽ có cơ hội hoà mình vào không gian lãng mạn và nhịp sống của thành phố này một cách tự nhiên.

Nhà cổ Tấn Ký
Hình ảnh phố cổ Hội An nổi bật với nhà cổ Tân Ký xây dựng cách đây gần 200 năm. Nó mang một kiểu kiến trúc hình ống độc đáo. Nội thất được phân chia thành nhiều phòng, mỗi phòng phục vụ một mục đích cụ thể. Phía mặt tiền của ngôi nhà thường được sử dụng làm cửa hàng để kinh doanh. Trong khi phía sau liên kết với bến sông và là nơi sản xuất và nhập hàng hóa.
Vật liệu xây dựng và nội thất chính trong ngôi nhà chủ yếu là gỗ được chạm khắc vô cùng tinh tế. Nhà cổ Tấn Ký Hội An tự hào là một Di sản cấp quốc gia. Và đây là nơi duy nhất được sử dụng để đón tiếp các nguyên thủ Quốc gia.

Nhà cổ Phùng Hưng
Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cổ Phùng Hưng đã tồn tại hơn 100 năm qua. Ngôi nhà nổi bật với một cấu trúc kiến trúc độc đáo như một tác phẩm kiến trúc nổi bật tại khu phố cổ. Ngôi nhà này được xây dựng với một phần gác cao bằng gỗ và một hành lang rộng bao quanh.
Tất cả thể hiện sự kết hợp của các phong cách kiến trúc Á Đông. Nó là nơi lưu giữ thông tin về cuộc sống của các thương nhân tại thị trấn cổ Hội An trong quá khứ. Vào tháng 6 năm 1993, nhà cổ Phùng Hưng đã được công nhận là di tích lịch sử và văn hóa.

Hội quán Phúc Kiến
Theo truyền thuyết, vào năm 1697, một ngôi miếu nhỏ được xây dựng để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – một hình tượng được tìm thấy ở bờ biển Hội An. Theo quan niệm của người dân, bà chúa này được tôn thờ như người bảo trợ giúp đỡ các thương nhân vượt qua đại dương để tham gia vào hoạt động buôn bán khắp nơi.
Sau một khoảng thời gian, hội quán Phúc Kiến được thành lập bởi cộng đồng Hoa Kiều tại Hội An đã đóng góp và thực hiện các công trình trùng tu. Từ đó phát triển thành hội quán như chúng ta biết ngày nay.

Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào năm 1885 do cộng đồng người Hoa kiều chủ trì. Ban đầu, hội quán này dành để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử. Nhưng sau năm 1911, mục đích thờ tượng chuyển sang Tiền Hiền và Quan Công. Sự hòa trộn hài hòa giữa các loại vật liệu như gỗ, đá và các hoa văn trang trí đã tạo nên sự đặc biệt về vẻ đẹp của hội quán này.

Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu là một công trình đáng kể khi bạn giới thiệu về phố cổ Hội An. Hội quán Triều Châu được xây dựng từ năm 1845. Mục đích là thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – một vị thần được tôn vinh vì khả năng kiểm soát sóng gió và giúp đỡ cho sự đi lại và kinh doanh của các thương nhân khắp nơi.
Tương tự như các hội quán khác trong phố cổ, Triều Châu có kiến trúc với khung gỗ được chạm khắc tinh xảo và các họa tiết trang trí từ gỗ và sành sứ đẹp mắt.

Chùa Ông ở phố cổ Hội An
Chùa Ông được xây lần đầu vào năm 1653 và đã trải qua sáu lần phục chế từ đó. Chùa Ông sở hữu một kiến trúc lộng lẫy và tráng lệ. Nổi tiếng với việc thờ tượng Quan Vân Trường, vì vậy nó còn được gọi là Quan Công Miếu. Đây được xem là trung tâm tôn giáo của cư dân tỉnh Quảng Nam thời xưa và là điểm đến thường xuyên của các thương nhân để tìm kiếm sự may mắn.

Quan âm Phật tự Minh Hương
Đây là ngôi chùa duy nhất thờ Phật còn tồn tại trong lòng phố cổ. Không chỉ về mặt kiến trúc và cảnh quan đẹp mắt. Mà nó còn bảo quản gần như hoàn toàn các tác phẩm điêu khắc bằng gỗ được tạo ra bởi các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng ở Hội An. Thường thường, vào những dịp lễ hay ngày rằm có rất đông người tới đây để thắp hương và cầu nguyện.

Nhà thờ tộc Trần
Nhà thờ Tộc Trần là một công trình do một thành viên trong tộc họ Trần di cư từ Trung Quốc đến đây và bắt đầu xây dựng từ năm 1802. Tuân theo các nguyên tắc phong thủy cả của người Hoa và người Việt. Nằm trên một khu đất rộng với nhiều phần khác nhau bao gồm nhà thờ dành riêng cho ông bà.
Không gian trưng bày các hiện vật liên quan đến dòng họ, và các ngôi nhà để ở. Khi đến Hội An, du khách không nên bỏ lỡ điểm đến này nếu muốn hiểu sâu hơn về văn hóa lịch sử của địa phương.

Bảo tàng gốm mậu dịch
Bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch là một trong những điểm đáng chú ý khi nói về phố cổ Hội An. Thực tế, đây là một ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1995. Sau đó được chuyển đổi thành bảo tàng. Bảo tàng Gốm Sứ nằm tại địa chỉ số 80 Trần Phú và trưng bày hơn 430 tác phẩm gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18.
Hầu hết các mẫu gốm sứ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, và Việt Nam. Đây là minh chứng cho vai trò quan trọng của Hội An trong hệ thống mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển.

Các xưởng thủ công mỹ nghệ
Xưởng thủ công mỹ nghệ tại Hội An là nơi bảo tồn và phát triển 12 nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Các nghề này bao gồm: mộc, gốm, làm đèn lồng, dệt chiếu, sản xuất vải, thêu thùa, may mặc, đan lát mây, làm đồ tre, chế tác nón, sơn mài, và chạm khảm gỗ.
Những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp được tạo ra bởi bàn tay khéo léo và tài năng của các nghệ nhân. Nó đã để lại ấn tượng vô cùng đặc biệt với du khách. Điều này khiến cho người ta càng thêm tự hào và kính trọng con người và nền văn hóa của Việt Nam.

Du lịch phố cổ Hội An ăn gì?
Phố cổ Hội An không chỉ thu hút du khách bằng kiến trúc cổ kính và vẻ đẹp trầm mặc, ghi dấu ấn của thời xưa. Mà còn quyến rũ lòng mọi người bằng nền ẩm thực độc đáo khó tìm thấy ở nơi khác. Các món ngon phải kể đến như: cơm gà phố Hội, bánh đập – hến xào, mì quảng, chè bắp, cao lầu,…

Phố cổ Hội An vẫn luôn thủy chung với một vẻ đẹp độc đáo, từng góc phố, nhà cửa, và những con đường nhỏ đều có sự riêng biệt. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm nhận được sự ấm áp không chỉ trong từng bữa ăn, nụ cười thân thiện và sự gần gũi của người dân địa phương.
Khi đi trên những con phố nhỏ, bạn có cảm giác như đang tìm thấy chính mình trong những ngày xưa. Những ký ức đẹp đẽ từ tuổi thơ trên mảnh đất Hội An xa lạ nhưng đầy thân quen này.